Kiểm định hệ thống lạnh là một dịch vụ mà chỉ những công ty cơ sở được nhà nước cấp phép mới được tiến hành thực hiện, và SSI là một trong những công ty như vậy. Dịch vụ này nhằm đánh giá kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn do nhà nước ban hành từ đó đánh giá xem thiết bị đủ điều kiện hoạt động an toàn hay không.
Vì sao phải kiểm định hệ thống lạnh
- Đảm bảo an toàn: Hệ thống lạnh thường chứa các loại khí lạnh (như ammonia, Freon) có thể gây nguy hiểm nếu rò rỉ. Kiểm định giúp phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn như rò rỉ khí, hư hỏng thiết bị, tránh các sự cố như nổ, cháy hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
- Tăng hiệu quả vận hành: Một hệ thống lạnh được kiểm định định kỳ sẽ giúp nhận biết và khắc phục các vấn đề kỹ thuật, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, tối ưu năng suất và giảm thiểu sự cố, ngừng hoạt động ngoài ý muốn.
- Tiết kiệm chi phí: Phát hiện và xử lý sớm các vấn đề giúp tránh được các chi phí sửa chữa lớn, chi phí điện năng tiêu thụ do hệ thống hoạt động không hiệu quả hoặc chi phí do sự cố gây ra.
- Tuân thủ quy định pháp luật: Theo quy định của pháp luật, nhiều loại hệ thống lạnh (đặc biệt là hệ thống sử dụng cho công nghiệp) bắt buộc phải được kiểm định định kỳ để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn lao động và môi trường. Không tuân thủ có thể dẫn đến các hình phạt hành chính hoặc trách nhiệm pháp lý khi xảy ra sự cố.
- Bảo vệ môi trường: Rò rỉ khí lạnh như CFC, HFC có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầng ozone và biến đổi khí hậu. Kiểm định giúp hạn chế những tác động tiêu cực này.
Chi phí kiểm định
Năng suất lạnh đến 30.000 Kcal/h |
Thiết bị |
1.400.000 |
Năng suất lạnh từ trên 30.000 Kcal/h đến 100.000 Kcal/h |
Thiết bị |
2.500.000 |
Năng suất lạnh từ trên 100.000 Kcal/h đến 1.000.000 Kcal/h |
Thiết bị |
4.000.000 |
Năng suất lạnh trên 1.000.000 Kcal/h |
Thiết bị |
5.000.000 |
Thời gian, thời hạn kiểm định
- Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 03 năm. Đối với hệ thống lạnh sử dụng môi chất lạnh có tính cháy nổ, độc hại, tác nhân ăn mòn kim loại và hệ thống lạnh đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm.
- Đối với hệ thống lạnh sử dụng môi chất lạnh có tính cháy nổ, độc hại, tác nhân ăn mòn kim loại đã sử dụng trên 12 năm và hệ thống lạnh đã sử dụng trên 24 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm.
- Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và yêu cầu của cơ sở.
- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
- Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
Cần chuẩn bị hồ sơ gì khi kiểm định
Căn cứ vào các hình thức kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hệ thống lạnh.
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
Kiểm tra lý lịch của các bình trong hệ thống lạnh: Theo QCVN: 01-2008 – BLĐTBXH, lưu ý xem xét các tài liệu sau:
– Các chỉ tiêu về kim loại chế tạo, kim loại hàn;
– Tính toán sức bền các bộ phận chịu áp lực;
– Bản vẽ cấu tạo ghi đủ các kích thước chính;
– Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa;
– Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với đối tượng kiểm định.
Hồ sơ xuất xưởng của các bình trong hệ thống lạnh:
– Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn;
– Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn;
– Biên bản nghiệm thử xuất xưởng;
– Tài liệu xuất xưởng của các bộ phận, chi tiết khác trong hệ thống lạnh.
Các báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường, biên bản kiểm tra tiếp địa, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có).
Hồ sơ lắp đặt:
– Tên cơ sở chế tạo, cơ sở lắp đặt và cơ sở sử dụng;
– Bản vẽ sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh;
– Thiết kế lắp đặt, bản vẽ hoàn công;
– Đặc tính của những vật liệu bổ sung khi lắp đặt;
– Những số liệu về hàn như: công nghệ hàn, mã hiệu que hàn, tên thợ hàn và kết quả thử nghiệm các mối hàn;
– Các biên bản kiểm định từng bộ phận của hệ thống (nếu có);
– Biên bản nghiệm thu tổng thể hệ thống lạnh.
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
- Kiểm tra lý lịch hệ thống lạnh, biên bản kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước.
- Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:
Kiểm tra, xem xét hồ sơ như trường hợp kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm tra bổ sung các hồ sơ khác quy định trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp: Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.
- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: xem xét hồ sơ lắp đặt.
Quy trình kiểm định
Khi tiến hành kiểm định hệ thống lạnh phải thực hiện theo trình tự sau:
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
- Kiểm tra kỹ thuật bên trong
- Kiểm tra kỹ thuật, thử nghiệm.
- Kiểm tra vận hành
Xem chi tiết hơn tại: QTKĐ: 08 – 2016/BLĐTBXH