Kiểm định nồi hơi hay còn gọi kiểm định an toàn nồi hơi là một hoạt động nhằm đánh giá, kiểm tra kỹ thuật về độ an toàn của nồi hơi, lò hơi để đảm bảo các sản phẩm này vẫn đảm bảo an toàn để hoạt động, đây là hành động được nhà nước quy định bắt buộc phải thực hiện.
Lý do cần kiểm định nồi hơi
Đảm bảo an toàn: nồi hơi là một thiết bị có độ nguy hiểm cao khi sử dụng, đòi hỏi phải kiểm tra an toàn định kỳ nếu không có tỉ lệ cao xảy ra tai nạn do nồi quá áp suất dẫn đến việc nổ lò, việc kiểm định an toàn giúp đánh giá độ an toàn của nồi, đảm bảo an toàn của người và tài sản.
Tuân thủ quy định pháp luật: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nồi hơi là thiết bị phải được kiểm định định kỳ để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra và thực hiện kiểm định nồi hơi theo thời gian quy định để tránh các vi phạm về an toàn lao động.
Tăng hiệu suất và tuổi thọ của nồi hơi: Kiểm định định kỳ giúp phát hiện các dấu hiệu hao mòn, hỏng hóc trong quá trình vận hành. Việc bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời không chỉ giúp tăng hiệu suất hoạt động mà còn kéo dài tuổi thọ của nồi hơi, giảm thiểu chi phí sửa chữa và thay thế thiết bị.
Ngăn ngừa sự cố nghiêm trọng và gián đoạn sản xuất: Việc kiểm định thường xuyên giúp phát hiện và khắc phục các lỗi kỹ thuật trước khi chúng trở thành vấn đề lớn, tránh được các sự cố bất ngờ có thể gây gián đoạn sản xuất và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Chi phí kiểm định nồi hơi
BIỂU GIÁ DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
STT |
Máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động |
Đơn vị |
Mức giá (đồng) |
|
Hạng mục |
Đặc tính kỹ thuật |
|
|
|
1 |
Nồi hơi | Công suất nhỏ hơn 01 tấn/giờ |
Thiết bị |
700.000 |
Công suất từ 01 tấn/giờ đến 02 tấn/giờ |
Thiết bị |
1.400.000 |
||
Công suất từ trên 02 tấn/giờ đến 06 tấn/giờ |
Thiết bị |
2.500.000 |
||
Công suất từ trên 06 tấn/giờ đến 10 tấn/giờ |
Thiết bị |
2.800.000 |
||
Công suất từ trên 10 tấn/giờ đến 15 tấn/giờ |
Thiết bị |
4.400.000 |
||
Công suất từ trên 15 tấn/giờ đến 25 tấn/giờ |
Thiết bị |
5.000.000 |
||
Công suất từ trên 25 tấn/giờ đến 50 tấn/giờ |
Thiết bị |
8.000.000 |
||
Công suất từ trên 50 tấn/giờ đến 75 tấn/giờ |
Thiết bị |
10.800.000 |
||
Công suất từ trên 75 tấn/giờ đến 125 tấn/giờ |
Thiết bị |
14.000.000 |
||
Công suất từ trên 125 tấn/giờ đến 200 tấn/giờ |
Thiết bị |
23.000.000 |
||
Công suất từ trên 200 tấn/giờ đến 400 tấn/giờ |
Thiết bị |
32.000.000 |
||
Công suất trên 400 tấn/giờ |
Thiết bị |
39.000.000 |
Đây là bảng giá tối thiểu được pháp luật quy định, quý khách cần báo giá chính xác là chi tiết có thể liên hệ ngay hotline và zalo: 097.505.9719
Thời gian, thời điểm kiểm định an toàn lò hơi
- Kiểm định lần đầu: là lần kiểm định đầu tiên trước khi lò hơi, nồi hơi đưa vào sử dụng
- Kiểm định định kỳ:
+ 3 năm/lần: Áp dụng cho các lò hơi đang vận hành trong điều kiện tiêu chuẩn, không có dấu hiệu hao mòn bất thường.
+ 2 năm/lần: Đối với lò hơi có công suất lớn hoặc được sử dụng liên tục với tần suất cao.
+ 1 năm/lần: Áp dụng với lò hơi đã có tuổi thọ cao hoặc có dấu hiệu hư hỏng, hao mòn.
- Kiểm định bật thường: ngay sau khi bảo trì, sữa chữa hệ thống, hoặc cơ quan tổ chức yêu cầu thì tiến hành kiểm định lại.
Quy trình kiểm định nồi hơi
Tại Điều 4 QTKĐ:01 – 2016/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH
Khi kiểm định nồi hơi và nồi đun nước nóng phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
– Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
– Kiểm tra vận hành;
– Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
Cần chuẩn bị gì khi tiến hành kiểm định an toàn nồi hơi
Sau khi có sự thống nhất ngày giờ giữa cơ quan tổ chức kiểm định và cơ sở (chủ sỡ hữu lò hơi) thì cần chuẩn bị các điều sau:
- Hồ sơ, tài liệu của nồi hơi, nồi đun nước nóng cần được kiểm định.
- Hồ sơ kiểm định trước đó (nếu có)
- Vệ sinh trong, ngoài nồi hơi, nồi đun nước nóng
- Tháo các cửa người chui, cửa vệ sinh.
- Chuẩn bị đảm bảo cho việc xem xét tất cả các bộ phận của nồi hơi, nồi đun nước nóng diễn ra an toàn
- Chuẩn bị về nhân lực, vật tư, thiết bị để phục vụ quá trình kiểm định; cử người tham gia và chứng kiến kiểm định.