Chai chưa khí công nghiệp là một trong những thiết bị khá là nguy hiểm có rủi ro cao khi sử dụng, vì vậy pháp luật Việt Nam chúng ta đã đưa nó vào danh sách các thiết bị bắt buộc kiểm định an toàn. Kiểm định an toàn là hoạt động nhằm đánh giá kỹ thuật an toàn dựa trên các quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn mà pháp luật qui định từ đó đánh giá thiết bị có đảm bảo để đưa vào sử dụng hay không. Việc kiểm định này chỉ có thể được thực hiện bởi các công ty đủ chức năng được nhà nước phê duyệt và SSI là một trong những đơn vị đó.
Lợi ích khi kiểm định chai chứa khí công nghiệp
- Đảm bảo an toàn: Chai chứa khí công nghiệp, như khí oxy, nitrogen, propane, hoặc khí nén khác, thường chịu áp suất rất cao. Việc kiểm định định kỳ giúp đảm bảo các chai này không bị rò rỉ, nứt vỡ, hoặc ăn mòn, từ đó ngăn ngừa các tai nạn nguy hiểm như nổ hoặc rò khí độc.
- Phát hiện và sửa chữa hư hỏng kịp thời: Kiểm định giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn như ăn mòn, biến dạng, hoặc hư hỏng van, từ đó có biện pháp sửa chữa hoặc thay thế chai trước khi sự cố lớn xảy ra.
- Tuân thủ quy định pháp luật: Việc kiểm định chai chứa khí công nghiệp là bắt buộc theo nhiều quy định về an toàn lao động. Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp tránh bị phạt hành chính và đảm bảo môi trường làm việc an toàn.
- Tăng tuổi thọ của chai chứa khí: Qua quá trình kiểm định, chai chứa khí công nghiệp được kiểm tra và bảo dưỡng, từ đó kéo dài tuổi thọ của thiết bị, giảm chi phí thay thế và bảo trì không cần thiết.
- Bảo vệ sức khỏe người lao động: Chai chứa khí công nghiệp không được kiểm định có thể rò rỉ khí độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người lao động. Kiểm định giúp bảo vệ sức khỏe của nhân viên, giảm thiểu rủi ro sức khỏe liên quan đến các chất khí độc hoặc nguy hiểm.
- Tối ưu hóa hiệu suất làm việc: Các chai chứa khí được kiểm định và duy trì trong trạng thái tốt sẽ đảm bảo hoạt động ổn định, không gián đoạn, góp phần nâng cao hiệu suất làm việc trong các quy trình sản xuất hoặc vận hành công nghiệp.
Chi phí kiểm định
Chai chứa khí đốt hóa lỏng dung tích nhỏ hơn 30 lít (Kiểm định định kỳ) |
Chai |
25.000 |
Chai chứa khí đốt hóa lỏng dung tích từ 30 lít trở lên (Kiểm định định kỳ) |
Chai |
40.000 |
Chai chứa khí đốt hóa lỏng tiêu chuẩn (Kiểm định lần đầu) |
Chai |
70.000 |
Chai khác (không kể dung tích) |
Chai |
50.000 |
Chai chứa khí độc (không kể dung tích) |
Chai |
70.000 |
Thời gian, thời hạn kiểm định
- Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 05 năm. Đối với các chai đã sử dụng trên 20 năm và các chai chứa khí ăn mòn kim loại, độc hại (Clo, Sulfua Hydro, Clorua mêtin, Phốtden, Anhydric Sunfurơ, Clorua Hydro …) thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm.
- Các chai chứa khí ăn mòn kim loại, độc hại (Clo, Sulfua Hydro, Clorua mêtin, Phốtden, Anhydric Sunfurơ, Clorua Hydro …) đã sử dụng trên 20 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm.
- Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và yêu cầu của cơ sở.
- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
- Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
Cần chuẩn bị hồ sơ gì khi kiểm định
Căn cứ vào các hình thức kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật sau:
Khi tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
Lý lịch của lô chai, hồ sơ kỹ thuật của nhà chế tạo: (theo mẫu QCVN: 01-2008- BLĐTBXH) lưu ý xem xét các tài liệu sau:
– Các chỉ tiêu về kim loại chế tạo, kim loại hàn;
– Tính toán sức bền các bộ phận chịu áp lực;
– Bản vẽ cấu tạo ghi đầy đủ các kích thước chính;
– Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa (nếu có);
– Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với đối tượng kiểm định.
Hồ sơ xuất xưởng của lô chai:
– Chứng nhận của nhà chế tạo chai, tiêu chuẩn áp dụng;
– Tên và địa chỉ khách hàng sở hữu lô chai;
– Chứng chỉ kim loại chế tạo;
– Biên bản, bảng ghi kết quả kiểm tra bền, thử kín của lô chai;
– Báo cáo kiểm tra cơ tính mối hàn;
– Biên bản ghi kết quả kiểm tra dãn nở thể tích;
– Biên bản ghi kết quả thử nổ;
– Biên bản kết quả kiểm tra chiều dầy, mối hàn (nếu có).
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
- Kiểm tra lý lịch lô chai, biên bản kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước hoặc thông tin, tài liệu về chai.
- Hồ sơ về quản lý sử dụng, bảo dưỡng, biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:
Kiểm tra lý lịch lô chai, biên bản kiểm định, Giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước hoặc thông tin, tài liệu về chai và kiểm tra bổ sung các hồ sơ tài liệu trong các trường hợp cụ thể sau đây:
- Hồ sơ về quản lý sử dụng, bảo dưỡng, biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
- Hồ sơ thiết kế sửa chữa, biên bản nghiệm thu sau sửa chữa có hàn thay thế các bộ phận chịu áp lực.
Quy trình kiểm định chai
Khi tiến hành kiểm định chai chứa khí công nghiệp phải thực hiện theo trình tự sau:
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:
- Kiểm tra kỹ thuật bên trong
- Kiểm tra kỹ thuật, thử nghiệm
Xem chi tiết tại: QTKĐ: 06 – 2016/BLĐTBXH
Quy trình kiểm định mới : QTKĐ: 06-2021/BLĐTBXH