Kiểm định bàn nâng là một trong những hoạt động nhằm đánh giá kỹ thuật an toàn của bàn nâng, hoạt động này dựa trên các quy trình, các tiêu chuẩn, quy chuẩn của nhà nước quy định để đảm bảo thiết bị đủ khả năng sử dụng an toàn, giúp làm giảm rủi ro.
Vì sao phải kiểm định bàn nâng
- An toàn cho người sử dụng: Bàn nâng được sử dụng để nâng và hạ các vật nặng, nếu không được kiểm định thường xuyên, có thể gây ra nguy cơ mất an toàn như tai nạn lao động do hư hỏng hoặc lỗi kỹ thuật.
- Đảm bảo chất lượng vận hành: Kiểm định giúp xác định xem bàn nâng có hoạt động đúng cách không, và nếu phát hiện lỗi hay hư hỏng thì có thể khắc phục kịp thời để tránh gián đoạn quá trình sản xuất.
- Tuân thủ quy định pháp luật: Theo quy định của nhà nước, các thiết bị nâng hạ thường phải được kiểm định định kỳ để đáp ứng tiêu chuẩn an toàn lao động. Việc này là bắt buộc để tránh bị xử phạt.
- Tăng tuổi thọ của thiết bị: Kiểm định định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn, từ đó bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời, giúp kéo dài tuổi thọ của bàn nâng.
Chi phí kiểm định bàn nâng
Tải trọng dưới 3,0 tấn |
Thiết bị |
700.000 |
Tải trọng từ 3,0 tấn đến 7,5 tấn |
Thiết bị |
1.200.000 |
Tải trọng từ trên 7,5 tấn đến 15 tấn |
Thiết bị |
2.200.000 |
Tải trọng từ trên 15 tấn đến 30 tấn |
Thiết bị |
3.000.000 |
Tải trọng từ trên 30 tấn đến 75 tấn |
Thiết bị |
4.000.000 |
Tải trọng từ trên 75 tấn đến 100 tấn |
Thiết bị |
5.000.000 |
Tải trọng trên 100 tấn |
Thiết bị |
6.000.000 |
Thời gian, thời hạn kiểm định
- Thời hạn kiểm định định kỳ là không quá 02 năm. Đối với bàn nâng có thời hạn sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
- Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.
- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
- Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia thì thực hiện theo quy định của Quy chuẩn đó.
Cần chuẩn bị hồ sơ gì khi kiểm định
Khi kiểm định lần đầu:
– Lý lịch, hồ sơ của bàn nâng phải thể hiện được loại, mã hiệu; số chế tạo; năm chế tạo; nhà chế tạo; tải trong nâng; loại dẫn động; loại điều khiển; vận tốc nâng hạ; vận tốc di chuyển(nếu có) và đặc trưng kỹ thuật chính các bộ phận của thiết bị;
+ Các bản vẽ có ghi các kích thước chính;
+ Sơ đồ nguyên lý truyền động;
+ Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa.
+ Các kết quả thử nghiệm xuất xưởng(nếu có).
– Các báo cáo kết quả, biên bản kiểm tra tiếp địa, điện trở cách điện động cơ.
– Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.
Khi kiểm định định kỳ:
– Lý lịch, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước;
– Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
Khi kiểm định bất thường:
– Trường hợp cải tạo, sửa chữa: hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa, biên bản nghiệm thu sau cải tạo, sửa chữa;
– Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: cần xem xét bổ sung hồ sơ lắp đặt;
– Biên bản kiểm tra của cơ quan chức năng (nếu có).
Quy trình kiểm định bàn nâng
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:
- Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải:
- Thủ tải
Xem thêm : QTKĐ: 11-2016/BLĐTBXH
Kiểm định bàn nâng ở đâu ?
Quý khách có nhu cầu cần kiểm định các loại hoặc cần báo giá chi tiết cụ thể vui lòng liên hệ hotline & Zalo: 097.505.9719. Chung tôi SSI là một trong những công ty đầy đủ giấy phép hoạt động trong lĩnh vực kiểm định an toàn được nhà nước cấp phép, cam kết giúp kiểm tra đúng yêu cầu của quý khách trong thời gian nhanh.