Kiểm định tời tay là hoạt động đánh giá kỹ thuật áp dụng cho các tời tay có tải trọng 1000kg trở lên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ Lao Động – Thương binh và xã hội. SSI tự hào là một trong những công ty có đầy đủ chứng năng để kiểm định và cấp giấy phép cho các thiết bị này.
Việc kiểm định tời tay tải trọng 1000kg là cần thiết vì những lý do sau:
- Đảm bảo an toàn lao động: Tời tay là thiết bị được sử dụng để nâng hạ các vật nặng, và nếu không được kiểm định, nguy cơ gặp sự cố như đứt dây, rơi vật tải, hoặc hỏng hóc có thể xảy ra. Kiểm định giúp đảm bảo thiết bị hoạt động an toàn, tránh tai nạn nguy hiểm cho người lao động.
- Tuân thủ quy định pháp luật: Tại Việt Nam, theo các quy định về an toàn lao động, tời tay và các thiết bị nâng hạ có tải trọng lớn phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho người vận hành và môi trường làm việc.
- Kiểm tra khả năng chịu tải: Tời tay có tải trọng 1000kg cần được kiểm định để xác minh rằng nó có thể chịu được tải trọng như thiết kế mà không bị quá tải hoặc mất an toàn trong quá trình sử dụng.
- Phát hiện hư hỏng tiềm ẩn: Thực hiện kiểm định giúp phát hiện các hư hỏng tiềm ẩn trong cấu trúc hoặc hệ thống của tời tay như sự ăn mòn, hỏng bánh răng, hoặc dây cáp bị mòn. Việc phát hiện sớm này giúp ngăn ngừa sự cố nghiêm trọng trong tương lai.
Chi phí kiểm định tời tay
Tời thủ công có tải trọng trên 1000kg thì giá thành tối thiểu là 1.000.000 VNĐ, để biết thêm giá thành cụ thể các bạn hãy liên hệ đến SSI theo hotline 097.505.9719
Thời gian, thời hạn kiểm định tời tay
- Thời hạn kiểm định định kỳ đối với tời tay lắp đặt cố định không quá 02 năm. Tời tay có thời gian sử dụng trên 10 năm, thời hạn kiểm định định kỳ không quá 01 năm.
- Đối với tời tay làm việc có tính di động, thời hạn kiểm định định kỳ không quá 01 năm.
- Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.
- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
- Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia thì thực hiện theo quy định của Quy chuẩn đó.
Cần chuẩn bị hồ sơ gì khi kiểm định
Khi kiểm định lần đầu:
– Lý lịch, hồ sơ của tời tay lưu ý xem xét các tài liệu sau (Theo QCVN 07:2012/BLĐTBXH):
+ Tính toán sức bền các bộ phận chịu lực (nếu có);
+ Bản vẽ ghi đủ các kích thước chính;
+ Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa.
+ Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn (Theo 3.1.2 TCVN 4244: 2005);
+ Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn (Theo 3.3.4 TCVN 4244: 2005);
+ Các kết quả thử nghiệm xuất xưởng.
– Các báo cáo kết quả, biên bản kiểm tra chống sét, (nếu có);
– Hồ sơ lắp đặt;
Khi kiểm định định kỳ:
– Lý lịch, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước;
– Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
Khi kiểm định bất thường:
– Trường hợp cải tạo, sửa chữa: hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa, biên bản nghiệm thu sau cải tạo, sửa chữa;
– Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: cần xem xét bổ sung hồ sơ lắp đặt;
– Biên bản kiểm tra của cơ quan chức năng (nếu có).
Quy trình kiểm định sàn nâng người
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:
- Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải:
- Thử tải
Xem chi tiết hơn tại: QTKĐ: 16- 2016/BLĐTBXH
Kiểm định tời tay ở đâu ?
Quý khách có nhu cầu cần kiểm định các loại hoặc cần báo giá chi tiết cụ thể vui lòng liên hệ hotline & Zalo: 097.505.9719. Chúng tôi SSI là một trong những công ty đầy đủ giấy phép hoạt động trong lĩnh vực kiểm định an toàn được nhà nước cấp phép, cam kết giúp kiểm tra đúng yêu cầu của quý khách trong thời gian nhanh.